Giáo viên chủ nhiệm tiểu học với việc giáo dục năng sống cho học sinh.

Tổ chuyên môn: 4 - 5
Tổ chuyên môn: 4 - 5

 

Giáo viên chủnhiệm tiểu học với việc giáo dục năng sống cho học sinh.

 

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Ngườicó tài mà không có đức là người vô dụng; Người có đức mà không có tài thì làmviệc gì cũng khó”. Đối với lứa tuổi học sinh trong giai đoạn hiện nay thì “tài”và “đức” luôn là hai yếu tố song hành, gắn chặt với nhau tạo nên con người hoànthiện. Một nền giáo dục thành công cần chăm lo phát triển cả hai mặt tài - đức cho học sinh.

Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho các em học sinhđang thể hiện nhiều vấn đề gây nhức nhối trong dư luận xã hội. Sự thiếu hụttrong nhận thức đạo đức của học sinh vừa là hậu quả, vừa thể hiện vấn đề lớn: “Họcsinh hiện nay không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để ứngphó thích đáng với các biến cố đến từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như các biếnđộng xuất phát từ chính tâm sinh lý của các em”. Đó là các em thiếu Kỹ năng sống.

Vấn đề học sinh tiều học nói chung và lớp 5 nói riêng thiếu kỹ năngsống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vô cảm,  thiếu tráchnhiệm với gia đình và bản thân. Các em thiếu tự tin, không biết cách xử với cáctình huống đơn giản trong cuộc sống như: không biết phản ứng thế nào khi bịtrêu chọc, bắt nạt; không dám hỏi (yêu cầu) sự giúp đỡ khi gặp khó khăn…

Vấn nạn bạo lực học đường ngày một đáng báo động. Học sinh vi phạm phápluật, học sinh đánh nhau, học sinh đánh giáo viên, các clip học sinh nữ sinhđánh nhau xuất hiện ngày càng nhiều như một bệnh dịch

 Nhận thức được sựcấp thiết của vấn đề, Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào “Xây dựng trườnghọc thân thiện, học sinh tích cực” trong đó nội dung thứ ba trong năm nộidung chính là “Rèn luyện k năng sống cho học sinh. Học sinh sống trong xã hội phát triển cần phải được trang bị những kỹ năngthích hợp để hòa nhập với cộng đồng , với xu thế toàn cầuhóa. Đối với học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 5 ở tiểu học cần phải được giáo dục rèn luyện KNS.Giáo dục KNS càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi với các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi đang hình thành những gia trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song cũng thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, cũng thiếu kinh nghiệm sống,dễ bị lôi kéo, kích động ,…Vì vậy, việc giáo dục KNS cho thếhệ trẻ là rất cần thiết.

          Học sinh Trường TH&THCS Thị trấn Lục Nam tìmhiểu ATGT

Học sinh lớp 5 là lứatuổi chuyển tiếp từ lứa tuổi thiếu niên sang giai đoạn đầu của tuổi dậy thì. Cácem có nhiều biến đổi sâu sắc về tâm lý. Ở lứa tuổi này nếu được quan tâm giáodục tốt sẽ để lại trong quá trình phát triển nhân cách một định hướng tốt. DạyKNS trong nhà trường vẫn được coi là một trong những hướng đi quan trọng đểchống sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh hiện nay. Việc giáo dục KNS tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các hoạt động lồngghép các hoạt động nhỏ lẻ trong công tác chủ nhiệm lớp chứ chưa thành chương trìnhhoàn thiện.

              (HS lớp 4a được trải nghiệm bày mâm cỗ với TếtTrung thu)

Vì sao cần phải giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh.

Chúng ta đều biết: cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để cho conngười vượt qua, những mất mát để con người biết yêu quý những gì đang có. Vìvậy, mỗi con người cần có những kỹ năng nhất định để tồn tại và phát triển.

Trong quan hệ với giađình: Giáo dục KNS giúp HS biết kính trọng ông bà, hiếu thảo với cha mẹ, quan tâmchăm sóc người thân… Các bạn trong lớp luôn quan tâm, chúc mừng các bạn tronglớp những ngày đáng nhớ....

             ( HS lớp 4A chúc mừng sinh nhậtcác bạn tháng 11)



Trong quan hệ với xãhội: Giáo dục KNS giúp HS biết cách ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên,với cộng đồng như: có ý thức giữ gìn trật tự an toàn giao thông; giữ vệ sinhđường làng, bảo vệ môi trường thiên nhiên…Từ đó,  góp phần làm cho môi trường sống trong sạch,lành mạnh, bớt đi những tệ nạn xã hội, những bệnh tật do sự thiếu hiểu biết củachính con người gây nên; góp phần thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tíchcực để hài hoà mối quan hệ giữa nhu cầu - quyền lợi - nghĩa vụ trong cộng đồng.Biết quan tâm chia sẻ với mọi người, mọi ngành nghề trong xã hội hay chínhnhững người dân địa phương.....

(Thăm cánh đồng quê em)

Bản thân tôi thấyrằng, việc tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục KNS để hình thành nhân cáchcho học sinh, cho thế hệ trẻ là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, diễnra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan nhiều đến các mối quan hệ xã hội. Vìvậy nó đòi hỏi người GV phải có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bềnbỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêucác em với một tình cảm chân thành. Cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực vớitừng đối tượng, thể hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có sựtin tưởng tuyệt đối với GV. Nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợpchặt chẽ nhằm hỗ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục học sinh trởthành một con người đủ tài và đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi .

Càng mong muốn làm tròn trách nhiệm giáo dục đạo đức, giáo dục KNScho học sinh, chúng ta lại càng tâm đắc và thấm thía với lời nhận xét của nhàgiáo dục nổi tiếng người Nga - Makarenkô: "Khôngcó phương pháp, phương tiện nào là duy nhất, không có nhà sư phạm nào đơnthương độc mã có thể đào tạo, giáo dục thành công. Sản phẩm của giáo dục là conngười, đó là kết quả của sự kết hợp, phối hợp với mọi điều kiện, mọi tác độngcủa toàn bộ xã hội mà nhà sư phạm là người điều chỉnh, phối hợp tất cả nhữngyếu tố đó".

                                                                            GV thực hiện:  Lê Thị Thanh Điền

Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 1
Tháng 04 : 26
Năm 2024 : 223